DOANH TRẠI PETŐFI kỳ 5: Chuyện tiếng Hung - VNKATONÁK

Latest

About

Monday, December 19, 2005

DOANH TRẠI PETŐFI kỳ 5: Chuyện tiếng Hung

Trong lần Thăm lại HUNGARY tháng 8.2005, đoàn đã đến thăm bà Giáo tiếng Hung

Tiếng Hung là thứ tiếng khó, học cho thạo quả là mệt lử. Có người bảo, nếu tiếng Nga có 6 cách, tiếng Tiệp có 7 cách thì tiếng Hung có tới...57 cách. Riêng cái công đoạn phát âm, nhất là các âm tròn môi (xíp-puê, truy-luếch...) đã làm khổ bao người. Anh em mình bị nhốt trong doanh trại nên nói cũng có phần không trôi chảy bằng anh em bên ngoài. Nghe thì có thể bổ sung bằng cách nghe tê-vê (không ai nói ti-vi như bây giờ) hoặc đài. Thế nên, lãnh đạo Phòng Tùy viên vẫn khuyến khích anh em ra phố, tập nói chuyện với... ông già bà cả.



Hồi đầu học tiếng có nhiều khó khăn vì chưa có tự điển Hung-Việt. Nhưng về sau, bất cứ anh nào mới chân ướt chân ráo đến Doanh trại Petőfi là được phát ngay hai quyển từ điển dày cộp bìa màu mận chín. (Từ điển do anh Trần Đắc soạn lúc trước là loại tạm thời, in đơn giản hơn, giấy mỏng, nhiều chữ Việt bị thiếu dấu). Cô giáo dạy tiếng Hung bảo, các ngài (maguk) hãy tra mỏi tay cho đến khi hai quyển tự điển này bị rách bìa thì thôi. Lúc ấy là lúc vốn tiếng Hung của các ngài đủ dùng. Ngày lên đường về nước, các học viên quân sự lại được Doanh trại kính biếu hai quyển từ điển mới tinh để mang về Việt Nam.

Nghe kể lại, có những sự nhầm lần chết người. Hết kỳ học ngoại ngữ, lớp trưởng thay mặt lớp cám ơn cô giáo đã "udvarol" cả lớp rất nhiều, khiến cô giáo luống cuống. Về sau mới biết anh này ham học, tra được từ "udvarol" là 'tan tinh" trong từ điển của Trần Đắc, vội nghĩ là "tận tình". Một anh khác hay dùng đài National bắt tin tức Việt Nam bị hết pin, thế là ra phố chui vào cửa hàng đồ điện, ung dung yêu cầu cô bán hàng xinh tươi cung cấp "pin", mà lại phải là "pin Nhật", chứ "pin magyar" thì anh ta không cần. Anh ta chia tân ngữ cho danh từ "pin" là "pinát". Còn phải nói, cô bán hàng thấy anh ta cứ câng câng yêu cầu, ngượng quá, đỏ bừng cả hai má. Cuối cùng, anh ta cũng mua được pin chạy đài, không phải thứ pin mà đầu óc "đen tối" của cô bán hàng đang nghĩ tới. Hóa ra là anh chàng nọ suy luận rằng từ "pin" nhất quyết không phải tiếng Việt, mà là tiếng quốc tế, nên cầm chắc là tiếng Hung thì nó cũng thế, tra từ điển làm gì cho mất công!

Cô giáo dạy tiếng Hung (sau lưng, anh em gọi là bà giáo) năm ấy 28 tuổi, người gầy gầy dong dỏng (có lúc nhịn ăn trưa vì nhận dạy 2 ca liền nhau, cũng có thể là giữ eo), thuộc loại "gái một con", thỉnh thoảng bị bọn lính Hung 18-19 "chíp hôi" trêu. Cô thẹn thùng, mặt đỏ như gấc, lí nhí rủa "đồ quỷ sứ!". Thế nhưng, ngày mai lại thấy cô trang điểm kỹ hơn và mặc một chiếc váy sáng màu hơn!

Có lần, cô giáo (tên đầy đủ là Somógyi Péterné) mời anh em học viên về nhà, đoàn trưởng phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo. Thấy không có hiện tượng gì có biểu hiện "dụ dỗ mua chuộc", anh em mới được đi. Đến nơi, cô giáo đã chuẩn bị thịt và hành tây, khoai tây, bánh mì, anh em ta thì đã gói sẵn món nem từ nhà, chỉ việc mở ra, mượn dầu và bếp nhà cô để rán. Bữa ăn tối ngoài vườn hôm ấy thật đáng nhớ.

Thầy giáo dạy Vật lý hay kể chuyện vicc (cười) cho cả lớp nghe. Trước khi kể, ngài cẩn thận mở cửa, ngó đầu ra hành lang quan sát, sau đó thụt đầu vào thì thào "Tiszta a levego!". Nghĩa là không có ai đang theo dõi xem thầy dạy môn Vật lý hay lại đi làm việc khác. Thầy hắng giọng, rủ rỉ kể về một cậu bé có cái tên là Móriszka, có bố làm ở bộ phận KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) trong gumi gyár (nhà máy cao su). Anh em ngơ ngác, chả hiểu cười cái gì, thầy phải ra hiệu bằng tay bằng chân mãi mới "thủng". Hóa ra, nhà máy này chuyên sản xuất dụng cụ... kế hoạch hóa gia đình!

Chính ông thầy đã dùng ba ngón tay trên hai bàn tay minh họa, dạy cho các học viên quân sự một động từ không có trong từ điển: izélni. Càng thấm nhuần cái câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư".

Kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy là hôm thầy kể về chuyện thi cử của lứa học viên vừa học xong trên một năm. Thầy tả lại buổi thi cuối cùng, có đại diện Bộ quốc phòng Hung, đại diện Tùy viên quân sự Việt nam, đại điện Viện dự bị quốc tế... tham dự để đánh giá chất lượng dạy và học tiếng Hung ở doanh trại. Thầy vận dụng chiến thuật sắp xếp học viên này vào trước, học viên nọ vào sau, chứ không đọc tên theo thứ tự abc. Thầy mong là Hội đồng chỉ xem qua qua, sau đó đứng dậy đi chỗ khác, nào ngờ hôm đấy Hội đồng 'trì" quá, ngồi suốt từ đàu chí cuối, không thèm đứng dậy đi uống nước. Thầy buồn rầu hạ giọng bảo "Y-uyên ò lam!", làm cả lớp thộn hết cả mặt, không ai hiểu cái gì. Một vài người nhanh tay tra từ điển, bị thầy khoát tay ra hiệu "đừng". Cuối cùng, thầy dứng lên làm điệu bộ, anh em mới hiểu thầy đang nói về một học viên tên là Lâm, học môn của thầy chưa được kỹ lắm, đang lừng lững bước vào phòng thi, khiến thầy thót tim.

Xem lại ảnh xưa.

Sư phụ dạy nhạc đã già, tóc bạc trắng, cắt cúp cua, là người khai tâm cho anh em ta một loạt bài dân ca Hung như "Virágom, virágom", "Az a szép, az a szép"... Cụ gật gật cái đầu hói, giơ tay đánh nhịp như nhạc trưởng (cái này Hoàng Sơn bắt chước cực giống), chậm rãi như bác Tôn Đức Thắng chúc mừng các cháu thiếu nhi ngày 1–6. Đặc biệt, cụ có đôi tai thẩm âm tuyệt vời. Trong bài "Virágom, virágom" có câu "Te engemet, én tigedet" được anh Dũng râu diễn giải cho những anh em mới sang là "tiếng Hung nó hay ở chỗ: không phải chỉ có tìm (keres), mà anh và em còn thực hành nhiều động từ khác nữa!". Nghĩ mãi nghĩ mãi, chưa hiểu thực hành cái gì?

Trong lớp học dự bị (Előkészítő)

Người Hung bày đặt ra nhiều câu đố hóm hỉnh, kiểu như :

– Đố biết, nước nào lớn nhất thế giới?
– ....???
– Nước Hung!
– ....!!!
– Bởi vì mày thấy đấy, bọn Nga nó lạc vào nước Hung suốt từ 1945 đến giờ đã tìm thấy lối ra đâu!
Hay một chuyện khác:
– Đố biết, ai là người dũng cảm nhất nước Hung?
– ....???
– Vợ "thằng" Farkas Bertalan!
– ....???
– Là vì cô ấy dám tóm đuôi chó sói!

Chuyện sau đây, tôi thấy cũng cười được:
– Cô cho mua một vé tàu hỏa!
– Anh đi đâu?
– Đi đâu cũng được, miễn là tàu sạch sạch một tí!

Xin chép ra đây vài bài hát Hung (nhờ anh em bổ sung thêm nhé)

Nehéz a boldogságtól búcsút venni.
Nehéz a boldogságtól búcsút venni.
Ma mégis én meg nem tettem.
Ha majd a mászik, kevésbé jó lesz.
Legfejebb rád emlékezem.

Nehéz a boldogságtól búcsút venni.
Lehet hogy én meg nem teszem.
Te hoztál tuzbe, te hagytál vizben.
én tolem nem fug semmi sem.

Mostanában annyi mindent mondanak terád.
Vigasztal a sok kedves barát.
Nem tudom hogy mi tortént meg nálam
Nem tudom, de bármi tortént, semmit meg nem bántam.

Nehéz a boldogságtól búcsút venni.
Lehet hogy én meg nem teszem.
Te hoztál tuzbe, te hagytál vizben.
én tolem nem fug semmi sem.

Gondolsz-e majd rám ?
Nem lehet, mégis a búcsúzás,
Csak te voltál nekem, senki más.
Elvitted álmomat, még látom arcodat,
Mindig kisért egy fájó gondolat.

Gondolsz-e majd rám ?

Ha elmúlt az éjjel,
Minden álmunkat, a hajnal tépi séjjel
Hazudsz hogy fáj, hogy most is fáj, a búcsúzás.
S hogy nem szeretél így, és senki más.

Gondolsz-e majd rám ?

Ha más csókját kéred,
Nem olelsz már át
....(Az édes karaidban)......
Hazudsz hogy vársz, hogy orokké vársz, csak engem vársz.
S hogy sem szereted is, a búcsúzást.

Tavaszi sél
Tavaszi sél vizet áraszt, virágom, virágom!
Minden madár társat kerest, virágom, virágom!
Te engemet, én tégedet, virágom, virágom!

Van már kis szék
Van már kis szék, csak lába kell,
Van már három, csak még egy kell,
Gyere be, gyere be, de gyere be!
Hadd kacsingassak két szemedbe.

Csirke csipog az ágy alatt,
Jaj, de régen nem láttalak,
Gyere be, gyere be, de gyere be!
Hadd kacsingassak két szemedbe.

Kicsi gyere velem csókot csendni
Kicsi gyere velem rózsát szedni.
Amíg el nem megy a nyár.
Kicsi gyere velem csókot csendni.
Míg van szérelem.

Kicsi gyere velem hegy csúcsára.
Onnan is repul madár.
Kicsi gyere velem csókot csendni.
Míg van szérelem.

Távolból jon felho
Meglátod utolér
Féherre festi a zold mezot.
Hova, a téli szél?

Kicsi gyere velem rózsát szedni.
Amíg el nem megy a nyár.
Kicsi gyere velem csókot csendni.
Míg van szérelem.

Kicsi gyere velem csókot csendni.
Míg van szérelem.



Az sép, az szép
Az sép, az szép, akinek a szeme kék, akinek a szeme kék.
Lám az enyém, lám az enyém, sửtét kék.
.............................................. babámnak............elég szép.

Az sép, az szép, akinek a szeme kék, akinek a szeme fekete.

Homok óra
Ulok a szóbában búsan egyedul,
és a fájó múltra gondolok.
Odakint az utcán, lassan fény dereng,
és az orán pereg a homok.

Nem tudom hogy elhiszed-e még,
Hogy a fajó szivem orokké tiéd,
álmaiban téged látlak, két karomban téged zárlak,
Nem tudom hogy elhiszed-e még ?

Ha majd egyszer drágám, nem bírom tovább
Ezt fájó bús emlékezést.
Elmegyek én akkor, tovább állok én,
Mert a szivem magányos szegény.

Tình ca du mục
......................................
Azok a szép napok
Csak arra gondolok
A tánc, az ének ...........
Az élet, oh, nehéz!
De gyozni kell, és kész.
Az ifjúság az jovotol nem fél.
(La la la la la la la)3

Kell hogy vár
...................................... haragszol rám.
...................................... gondolj majd rám.
Kell hogy várj, várj is meg !
Ne félj újra visszaửvửk.
De azt igérd, gyakran írssz,
így szerez egy kis ửrửmửt nekem.

Nézd, milyen szép az élet
Nézd, milyen szép az élet
Ránk kosszon a csilag fénye
.........................................
.........................................
Nyújcs hozzám a két kezed.
.........................................
(Oh, régen kerestelek, kutattalak
Nem tuttam, hogy merre kell indulnom
Ahhoz, hogy valahol, végre majd megtaláljalak)2.

Ne hagyj el soha...
Ne hagyj el soha a szóra tégedet szépbol immár
Lásd hogy neked is van számtalan kis hibád.
A rózsa tovise is megsúrja a kezed.
Az áldottnak fénytol is konnyes lesz a szeme.

Ha néha bántalak gondolj a szép napokra
Gondolj ...............................ra
.............................................
Hát elvigyázz, hogy ne hibázz !

Elmúlt egy nyár...
Elmúlt egy nyár
Azt hittem én
Hogy nap sugár
Csak az enyém

Az volt a nyár
Kifutottam
A nagy rétre
Lepkét fogtam

PhanHong

No comments:

Post a Comment