VNKATONÁK LỊCH SỬ ĐOÀN VK78 - VNKATONÁK

Latest

About

Wednesday, October 16, 2019

VNKATONÁK LỊCH SỬ ĐOÀN VK78

ĐOÀN VK78
Hai năm 1977-1978, tình hình xung đột ở biên giới Việt Nam-Căm-pu-chia vô cùng căng thẳng. Dần dần, cũng lộ ra ai đứng đằng sau quân Khơ-me Đỏ. Tuy nhiên, dưới con mắt của nhiều bè bạn anh em quốc tế, trong đó có Hungary, nước ta vẫn bị mang tiếng là sử dụng vũ lực “can thiệp thô bạo” vào Căm-pu-chia.
Năm 1978, tất cả các đợt đi phép, học chính trị của học viên quân sự ở nước ngoài bị hoãn lại. Vả lại, Trung Quốc thông báo thời gian tới sẽ ngừng các chuyến tàu liên vận. Tuy nhiên, anh em đoàn VK78 vẫn kịp đi chuyến tàu liên vận cuối cùng. (Phải đến hè năm 1981, tình hình hơi yên yên, cấp trên mới cho khôi phục lại chế độ "về phép học chính trị", đi bằng máy bay).
Đoàn sang Hungary năm 1978 có đủ thành phần: nghiên cứu sinh (2 y, 3 kỹ thuật), thực tập sinh (5 người về chế tạo linh kiện bán dẫn), sĩ quan chỉ huy binh chủng hợp thành (2 đoàn, mỗi đoàn 5 người), sinh viên đại học Bách khoa Bu-đa-pét (10 người, học các chuyên ngành kỹ thuật thông tin, chế tạo bán dẫn, đo lường, chế tạo máy…). Năm này, ta không gửi đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật tại Học viện quân sự Zalka Máté. 
Đoàn sinh VK78 có các đ/c: Hảo (Đoàn trưởng, bị ốm nên về sau), Nguyễn Văn Khanh (Khanh "to" hay Khanh "thổ"), Lê Xuân Khanh (Khanh "con"), Vinh "con", Trần Trung Dũng, Lê Kim Sơn, Hàn Ngọc Phúc, Trương Duy Sơn,... Đ/c Khanh "to" của đoàn này đạt danh hiệu anh hùng lao động, vì có mùa hè, anh bưng bê các thùng nước ngọt chuyển xuống Balaton đạt con số kỷ lục. Hay những hôm đi hái "phúc bồn tử" (ribizke) anh bê chồng thùng gỗ (lasda) cao ngất, đi lại băng băng giữa các luống, năng suất bao giờ cũng gấp ba, gấp năm người bình thường
Trong số các anh đi nghiên cứu sinh sang đợt này, có anh Đào Hữu Nghĩa, vốn sang Hung từ năm 1967 (đợt đầu tiên) học Đại học Bách khoa Bu-đa-pét (BME), sau này được phong Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiêm Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn 5 người đi bổ túc về sĩ quan chỉ huy binh chủng hợp thành ở Học viện quân sự cao cấp mang tên Zrinyi Miklós (1979-1981) rất xuất sắc. Cả 5 anh đều đạt bằng đỏ (trong tổng số 42 bằng đỏ, trên tổng số 191 học viên), được ghi tên lên “Bảng vàng truyền thống” của Học viện. Đoàn có anh Phạm Xuân Hùng, sau này là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X và XI, Thượng tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng (2008-2016).
Anh Lê Xuân Khanh, học về chuyên ngành kỹ thuật, song sau này chuyển qua làm Cục phó Cục liên lạc đối ngoại - Bộ Quốc phòng.











No comments:

Post a Comment