ĐOÀN VK76
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Bạn nhận đào tạo cho quân đội ta nhiều hơn.
Đoàn VK76 gồm nghiên cứu sinh (4 về Thông tin, 1 về Y), thực tập sinh, sinh viên (16 người đào tạo đại học, 14 Bách khoa, 2 Tổng hợp). Các anh ở đoàn này kể chuyện là không được đi tàu liên vận, mà đi chuyên xa từ Bằng Tường đến Bắc Kinh. Trước ngày đi, 1 chiến sĩ ở tỉnh xa không về nhà, mà ăn nghỉ ngay trong nhà khách Trạm 66, bị muỗi đốt nên sinh bệnh, phải đi chậm hơn 1 tuần (ghép với đoàn thực tập sinh).
Đặc biệt, đoàn VK76 có anh Lê Khôi là người đã học tiếng Hung cùng nhóm sinh viên VK75 tại Đại học Ngoại ngữ (Thanh Xuân, Hà Nội), nhưng anh không đi nghiên cứu sinh năm đó, mà phải lùi lại 1 năm, do lúc đó là thời kỳ Tổng tiến công mùa Xuân 1975, theo yêu cầu của cấp trên, anh phải dẫn đầu một đoàn cán bộ đi tiếp quản cơ sở kỹ thuật quân sự về thông tin đối lưu của địch ở Sơn Trà, Đà Nẵng. Sau này, anh Lê Khôi tiếp nhận chức vụ Chỉ huy trưởng Việt Nam tại Doanh trại Petofi. Anh cùng bàn bạc với Ban chỉ huy, thống nhất cho anh em học viên quân sự những lúc rỗi rãi, đi lao động kiếm thêm tiền, mua hàng hóa thuốc men về "cứu giúp" gia đình ở Việt Nam. (Trước đó, có quan niệm cứng nhắc là "làm như vậy sẽ mất đi hình ảnh của người chiến sĩ QĐND VN").
Nhóm sinh viên VK76 gồm 16 sinh viên, thường được gọi là nhóm "tinzen-hatos", do trưởng đoàn là anh Sơn "già" và phó đoàn là đ/c "Hoàng Giang" (bộ đội cũ) cai quản. Ngoài Sơn "già", đoàn còn có Sơn "lỳ", Sơn "béo". Ngoài An "tầu", còn có Sinh "tầu". Đoàn này có nhiều anh cực giỏi: anh Phan Khắc Cường (chuyên toán Chu Văn An) giải Ba miền Bắc, anh Trần Quang Minh (chuyên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội) giải Khuyến khích miền Bắc. Hai anh này sau học Tổng hợp ELTE (1 Toán, 1 Lập chương trình trên Máy tính điện tử). Anh Thoảng "trọc" và anh Tường "phốc" lọt vào Đội dự tuyển thi Toán quốc tế IMO 1975 (được miễn thi đại học). Nghe nói, toàn miền Bắc chọn được 100 người xuất sắc, trải qua 22 kỳ thi đánh giá, mới chọn ra được 16 người thuộc Đội dự tuyển, cuối cùng chọn tiếp 8 người đi thi chính thức IMO 1975. Hai anh này đều học Đại học Bách khoa Budapest (BME).
Nhờ anh Lê Khôi dìu dắt, đoàn 16 người hoạt động văn nghệ rất sôi nổi, thành lập một "dàn nhạc" mi-ni, biểu diễn thành công trong những lần đi nghỉ mát, hay kỷ niệm thành lập quân đội, ngày Quốc khánh hai nước...
Điểm đặc biệt là trong năm 1976, lần đầu tiên Bạn nhận một đoàn 5 người học bổ túc về thông tin liên lạc trong tác chiến của binh chủng hợp thành tại Học viện quân sự cao cấp Zrinyi Miklós. Trong đoàn này có nhiều anh trước đây thuộc VK67. Tốt nghiệp khóa học, các anh được Bạn yêu cầu để lại toàn bộ sách vở, chỉ mang theo quần áo và đồ dùng cá nhân về nước. Sau đó vài tháng, tại Việt Nam, các anh đã nhận được sách vở ghi chép của mình do Bạn gửi theo đường bưu điện. Có điều, những con số cụ thể chép trong vở ghi đã bị gạch ngang bằng mực đen. (sợ lộ bí mật).
Trong số các anh nghiên cứu sinh, có anh Lê Khôi sau là Tùy viên quân sự tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Anh Đinh Nho Hồng là Tùy viên quân sự tại Ru-ma-ni.
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Bạn nhận đào tạo cho quân đội ta nhiều hơn.
Đoàn VK76 gồm nghiên cứu sinh (4 về Thông tin, 1 về Y), thực tập sinh, sinh viên (16 người đào tạo đại học, 14 Bách khoa, 2 Tổng hợp). Các anh ở đoàn này kể chuyện là không được đi tàu liên vận, mà đi chuyên xa từ Bằng Tường đến Bắc Kinh. Trước ngày đi, 1 chiến sĩ ở tỉnh xa không về nhà, mà ăn nghỉ ngay trong nhà khách Trạm 66, bị muỗi đốt nên sinh bệnh, phải đi chậm hơn 1 tuần (ghép với đoàn thực tập sinh).
Đặc biệt, đoàn VK76 có anh Lê Khôi là người đã học tiếng Hung cùng nhóm sinh viên VK75 tại Đại học Ngoại ngữ (Thanh Xuân, Hà Nội), nhưng anh không đi nghiên cứu sinh năm đó, mà phải lùi lại 1 năm, do lúc đó là thời kỳ Tổng tiến công mùa Xuân 1975, theo yêu cầu của cấp trên, anh phải dẫn đầu một đoàn cán bộ đi tiếp quản cơ sở kỹ thuật quân sự về thông tin đối lưu của địch ở Sơn Trà, Đà Nẵng. Sau này, anh Lê Khôi tiếp nhận chức vụ Chỉ huy trưởng Việt Nam tại Doanh trại Petofi. Anh cùng bàn bạc với Ban chỉ huy, thống nhất cho anh em học viên quân sự những lúc rỗi rãi, đi lao động kiếm thêm tiền, mua hàng hóa thuốc men về "cứu giúp" gia đình ở Việt Nam. (Trước đó, có quan niệm cứng nhắc là "làm như vậy sẽ mất đi hình ảnh của người chiến sĩ QĐND VN").
Nhóm sinh viên VK76 gồm 16 sinh viên, thường được gọi là nhóm "tinzen-hatos", do trưởng đoàn là anh Sơn "già" và phó đoàn là đ/c "Hoàng Giang" (bộ đội cũ) cai quản. Ngoài Sơn "già", đoàn còn có Sơn "lỳ", Sơn "béo". Ngoài An "tầu", còn có Sinh "tầu". Đoàn này có nhiều anh cực giỏi: anh Phan Khắc Cường (chuyên toán Chu Văn An) giải Ba miền Bắc, anh Trần Quang Minh (chuyên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội) giải Khuyến khích miền Bắc. Hai anh này sau học Tổng hợp ELTE (1 Toán, 1 Lập chương trình trên Máy tính điện tử). Anh Thoảng "trọc" và anh Tường "phốc" lọt vào Đội dự tuyển thi Toán quốc tế IMO 1975 (được miễn thi đại học). Nghe nói, toàn miền Bắc chọn được 100 người xuất sắc, trải qua 22 kỳ thi đánh giá, mới chọn ra được 16 người thuộc Đội dự tuyển, cuối cùng chọn tiếp 8 người đi thi chính thức IMO 1975. Hai anh này đều học Đại học Bách khoa Budapest (BME).
Nhờ anh Lê Khôi dìu dắt, đoàn 16 người hoạt động văn nghệ rất sôi nổi, thành lập một "dàn nhạc" mi-ni, biểu diễn thành công trong những lần đi nghỉ mát, hay kỷ niệm thành lập quân đội, ngày Quốc khánh hai nước...
Điểm đặc biệt là trong năm 1976, lần đầu tiên Bạn nhận một đoàn 5 người học bổ túc về thông tin liên lạc trong tác chiến của binh chủng hợp thành tại Học viện quân sự cao cấp Zrinyi Miklós. Trong đoàn này có nhiều anh trước đây thuộc VK67. Tốt nghiệp khóa học, các anh được Bạn yêu cầu để lại toàn bộ sách vở, chỉ mang theo quần áo và đồ dùng cá nhân về nước. Sau đó vài tháng, tại Việt Nam, các anh đã nhận được sách vở ghi chép của mình do Bạn gửi theo đường bưu điện. Có điều, những con số cụ thể chép trong vở ghi đã bị gạch ngang bằng mực đen. (sợ lộ bí mật).
Trong số các anh nghiên cứu sinh, có anh Lê Khôi sau là Tùy viên quân sự tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Anh Đinh Nho Hồng là Tùy viên quân sự tại Ru-ma-ni.
Anh Lê Khôi |
Anh Dương Thành Công (ngồi) |
Anh Cao Minh Thái |
No comments:
Post a Comment